Ceclor có thành phần Cefaclor được chỉ định cho các nhiễm trùng do các vi khuẩn nhạy cảm gây ra ở đường hô hấp, đường tiêu hóa da và niêm mạc
Hoạt chất: Sau khi pha thuốc, 5mL hỗn dịch có chứa cefaclor monohydrate tương đương 125mg hoặc 250mg cefaclor.
Tá dược: Erythrosine Aluminium Lake, Methyl Cellulose 15, Sodium Lauryl Sulphate, Dimethicone, Xanthan Gum, Tinh bột, Mùi vị dâu tây nhân tạo 52.312 AP 05.51, Sucrose.
Cefaclor được chỉ định cho các nhiễm trùng do các vi khuẩn nhạy cảm sau đây:
- Viêm tai giữa do S.pneumoniae, H.influenzae, staphylococcus, S.pyogenes, (Streptococcus β tán huyết nhóm A) và M.catarrhalis.
- Nhiễm trùng đường hô hấp dưới, kể cả viêm phổi, gây ra do S.pneumoniae, H.influenzae, S.pyogenes (streptococcus β tán huyết nhóm A) và M.catarrhalis.
- Nhiễm trùng đường hô hấp trên, kể cả viêm họng và viêm amiđan gây ra do S.pyogenes (streptococcus β tán huyết nhóm A) và M.catarrhalis.
Lưu ý: Penicillin là thuốc thường được chọn để điều trị và phòng ngừa nhiễm trùng do streptococcus, gồm cả điều trị dự phòng thấp khớp. Hội Tim Hoa Kỳ đã đề nghị sử dụng amoxicillin như là một thuốc chuẩn mực để dự phòng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn trong các thủ thuật nha khoa, các thủ thuật tại miệng và đường hô hấp trên, penicillin V có thể chấp nhận được là thuốc thay thế để phòng ngừa nhiễm khuẩn huyết do streptococcus β tán huyết. Nói chung cefaclor có hiệu quả điều trị streptococcus ở đường tai mũi họng; tuy nhiên hiện nay chưa có các số liệu chắc chắn về hiệu quả của cefaclor trong phòng ngừa thấp khớp hoặc viêm nội tâm mạc nhiễm trùng.
- Nhiễm trùng tiết niệu bao gồm viêm bể thận và viêm bàng quang do E.coli, P.mirabilis, Klebsiella spp, và tụ cầu coagulase âm tính.
Lưu ý: Cefaclor có hiệu quả trong nhiễm trùng tiết niệu kể cả cấp tính lẫn mạn tính.
- Nhiễm trùng da và cấu trúc da do S.aureus và S.pyogenes (Streptococcus β tán huyết nhóm A)
- Viêm xoang
- Viêm niệu đạo do lậu cầu
Nên nuôi cấy và làm kháng sinh đồ để xác định tính nhạy cảm của vi khuẩn gây bệnh với cefaclor.
Không dùng thuốc cho bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với kháng sinh thuộc nhóm cefalosporin.
Chú ý đề phòng.
Trước khi điều trị với cefaclor, cần hỏi kỹ xem trước đây bệnh nhân có tiền sử phản ứng quá mẫn với cefaclor, cephalosporin, penicillin hoặc các thuốc khác không. Nếu phải dùng cefaclor cho các bệnh nhân nhạy cảm với penicillin, nên cẩn thận vì đã ghi nhận có phản ứng dị ứng chéo bao gồm phản ứng choáng phản vệ giữa các kháng sinh nhóm β Lactam.
Nếu có phản ứng dị ứng với cefaclor, nên ngưng thuốc. Khi cần thiết, phải điều trị bệnh nhân với các loại thuốc thích hợp: các amin co mạch, kháng histamin hoặc corticosteroid.
Các kháng sinh bao gồm cefaclor nên được dùng cẩn thận cho các bệnh nhân đã có một dạng dị ứng nào đó, đặc biệt là dị ứng với thuốc.
Viêm kết tràng giả mạc đã được báo cáo xảy ra với hầu hết các kháng sinh phổ rộng (bao gồm các macrolide, các penicillin bán tổng hợp, và các cephalosporin). Vì vậy việc cân nhắc chẩn đoán bệnh nhân bị tiêu chảy khi dùng kháng sinh rất quan trọng. Chứng viêm kết tràng này có thể từ nhẹ đến nặng đe dọa tính mạng của bệnh nhân. Thể nhẹ thường chỉ cần ngưng thuốc. Thể trung bình đến nặng cần đến các biện pháp điều trị thích hợp.
Người lớn - Liều thông thường là 250mg mỗi 8 giờ. Đối với viêm phổi và viêm phế quản, dùng 250mg, 3 lần mỗi ngày. Đối với viêm xoang, dùng 250mg, 3 lần mỗi ngày trong 10 ngày. Đối với nhiễm trùng trầm trọng hơn (như viêm phổi) hoặc nhiễm trùng do các vi khuẩn khác ít nhạy cảm hơn, có thể tăng liều gấp đôi. Liều 4g/ngày đã được dùng một cách an toàn cho người bình thường trong vòng 28 ngày, tuy nhiên liều tổng cộng hàng ngày không nên vượt quá lượng này.
Để điều trị viêm niệu đạo cấp do lậu cầu ở nam và nữ, dùng một liều duy nhất 3g, phối hợp với 1g probenecid.
Trẻ em - Liều thông thường là 20mg/kg/ngày, chia ra mỗi 8 giờ. Đối với viêm phế quản và viêm phổi, dùng liều 20mg/kg/ngày, chia làm 3 lần. Đối với các nhiễm trùng trầm trọng hơn, viêm tai giữa, và nhiễm trùng do vi khuẩn ít nhạy cảm nên dùng liều 40mg/kg/ngày chia làm nhiều lần uống. Liều tối đa là 1g/ngày.
Liều 20mg/kg/ngày. Ghi chú: muỗng cafe (mcf)
Trọng lượng trẻ |
Loại 125mg/5ml |
Loại 250mg/5ml |
9kg |
½ mcf, 3 lần/ngày |
|
18kg |
1 mcf, 3 lần/ngày |
½ mcf, 3 lần/ngày |
Liều 40mg/kg/ngày
Trọng lượng trẻ |
Loại 125mg/5mL |
Loại 250mg/5mL |
9kg |
1 mcf, 2 lần/ngày |
½ mcf, 2 lần/ngày |
18kg |
1 mcf, 2 lần/ngày |
Điều trị viêm tai giữa và viêm họng, tổng liều hàng ngày có thể chia làm 2 lần, cách 12 giờ/lần.
Cefaclor có thể dùng cho bệnh nhân suy thận, trong trường hợp này thường không cần điều chỉnh liều (Xin xem phần Thận trọng khi sử dụng).
Trường hợp suy thận nặng, cần điều chỉnh liều như sau: Nếu độ thanh thải creatinin 10 - 50mL/phút, dùng 50% liều thường dùng; nếu độ thanh thải creatinin dưới 10ml/phút, dùng 25% liều thường dùng.
Trong điều trị nhiễm trùng do streptococcus β tán huyết, nên dùng Cefaclor ít nhất 10 ngày.
- Ceclor dùng theo đường uống, thuốc dạng hỗn dịch.
- Cách pha hỗn dịch:
+ Lắc đều lọ thuốc để bột tơi đều. Thêm từ từ nước đun sôi để nguội lắc đều tạo thành hỗn dịch
+ Thêm nước đủ đến vạch 60ml.
Hộp 1 lọ 60ml
Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng 15° - 30°C.