Viêm tai giữa ở trẻ em

Viêm tai giữa là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và nếu không chữa trị kịp thời có thể ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới sức khỏe cũng như cuộc sống của trẻ sau này. Chính vì thế, cha mẹ cần trang bị cho mình đầy đủ các kiến thức về bệnh để có cách phòng tránh và điều trị cho bé đúng cách và kịp thời nhất. Nắm bắt được điều này, chúng tôi- nhà thuốc Nhi Khoa xin gửi đến bạn đọc những thông tin về căn bệnh này, nhằm giúp cho quý phụ huynh có thể chăm sóc con em mình một cách tốt nhất

1. Bệnh viêm tai giữa là bệnh gì

- Để hiểu thêm về bệnh viêm tai giữa ở trẻ em, trước hết cần hiểu rõ về cấu tạo của tai. Tai người được chia làm ba phần gồm tai ngoài, tai giữa và tai trong. Theo thứ tự, tai ngoài gồm vành tai và ống tai; tai giữa gồm màng tai và một hốc xương gọi là hòm tai; tai trong gồm đầu mối các dây thần kinh tiếp nhận các tín hiệu âm thanh, tai trong nằm trong một hốc xương gọi là ốc tai.

01-viem-tai-giua-o-tre-em-nha-thuoc-nhi-khoa

Viêm tai giữa ở trẻ nhỏ được xếp vào nhóm bệnh thuộc đường hô hấp trên với tần suất mắc khá cao, đặc biệt ở những trẻ em từ 6 tháng đến 3 tuổi. Viêm tai giữa ở trẻ em thường là viêm cấp do ứ đọng dịch trong hõm tai hoặc nhiễm trùng.

Lưu ý, các mẹ không nên coi thường bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ bởi nếu không chữa trị đúng cách có thể gây các biến chứng rất nghiêm trọng như thủng màng nhĩ, nhiễm trùng sọ não, viêm màng não, tiêu xương, ảnh hưởng tới sức nghe của trẻ...

2. Nguyên nhân dẫn tới bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ

- Viêm tai giữa ở trẻ em có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau như sau:

  + Trẻ em bị viêm họng, viêm amidan làm cho các vi khuẩn từ các ổ viêm di chuyển tới tai gây nên viêm tai giữa.

  + Ngoài ra, do đặc điểm cấu tạo vòi nhĩ ở trẻ ngắn hơn, nằm ngang hơn và khẩu kính lớn hơn người lớn nên vi khuẩn và các tác nhân có hại khác dễ lây lan từ mũi và họng lên tai. Khi em bé khóc, vòi nhĩ càng mở rộng, tạo điều kiện cho vi khuẩn và các chất có hại chảy vào hõm tai gây viêm.

  + Đặc biệt, khi bé bị viêm đường hô hấp trên, vòi nhĩ rất dễ bị tắc nghẽn gây ra các triệu chứng sưng, viêm, và gây ra tắc nghẽn tạo môi trường ẩm ướt khiến cho vi khuẩn dễ sinh sôi và gây viêm.

02-viem-tai-giua-o-tre-em-nha-thuoc-nhi-khoa

3. Các triệu chứng gặp phải khi mắc viêm tai giữa

- Viêm tai giữa thường rất phổ biến ở trẻ em từ 6 tháng đến 3 tuổi. Mùa đông là thời điểm bệnh dễ phát triển nhất.

- Ở giai đoạn đầu, các biểu hiện không rõ rệt nên hầu như các mẹ rất khó phát hiện ra. Tuy nhiên, bạn có thể căn cứ vào các biểu hiện sau để phát hiện bệnh và chữa trị kịp thời cho bé:

    + Trẻ có thể quấy khóc và sốt lên tới 39 độ C

    + Trẻ bứt rứt khó chịu, đặt nằm xuống sẽ quấy khóc

    + Hay kéo tai hoặc tìm cách cọ tai vào chăn chiếu hoặc người khác

    + Trẻ quấy khóc khó ngủ và mệt mỏi.

    + Trẻ không phản ứng với âm thanh và những tiếng động xung quanh, mất thăng bằng và thường hay nghiêng đầu sang một bên.

    + Xung quanh tai bé xuất hiện các màng dịch hoặc mủ đã bị khô và đóng lại

Nếu xuất hiện các biểu hiện trên, mẹ hãy đưa bé đi khám ngay để được điều trị kịp thời.

4. Cách điều trị bệnh viêm tai giữa

- Chính vì những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra của bệnh nên các mẹ cần điều trị bệnh viêm tai giữa ở trẻ em đúng cách nhất.

- Ngay từ giai đoạn ủ bệnh, trẻ có thể sốt cao, quấy khóc nhiều, bỏ ăn, bỏ bú, hay lấy tay dụi vào tai và kém phản xạ với âm thanh xung quanh,... các mẹ hãy đưa ngay con đến các trung tâm y tế để khám và điều trị ngay.

- Đặc biệt, trong những trường hợp trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, bé tỏ ra rất đau hoặc quấy khóc, có xuất hiện dịch chảy ra từ tai, trẻ cần được khám và cho uống kháng sinh đúng cách.

Hiện nay, với công nghệ kĩ thuật phát triển, biện pháp nội soi đã được áp dụng trong điều trị viêm tai giữa ở trẻ em.

- Bác sĩ sẽ dùng kính hiển vi điện tử và các dụng cụ cần thiết để chích một lỗ nhỏ ở màng nhĩ tai bé và đặt vào đó một ống thông nhỏ để hút các dịch nhầy trong tai và điều trị bệnh cho trẻ bằng kháng sinh…

- Đồng thời, các mẹ nên cho bé bú nhiều hơn và chú ý bổ sung đủ nước để tránh trường hợp mất nước do sốt.

- Viêm tai giữa là một bệnh rất dễ tái phát nên các mẹ nên theo dõi trẻ thường xuyên để phòng và điều trị bệnh kịp thời.

5. Cách phòng tránh bệnh viêm tai giữa

Để phòng tránh cho trẻ khỏi mắc bệnh viêm tai giữa các mẹ có thể tham khảo một số biện pháp sau:

   + Giữ vệ sinh mũi và họng cho trẻ thật cẩn thận. Các mẹ hãy bảo vệ sức khỏe cho bé để bé không bị mắc những bệnh về mũi và họng.

   + Hạn chế để trẻ nằm đầu thấp vì các dịch sẽ dễ tràn vào tai giữa.

   + Trong khi tắm và gội đầu cho bé, các mẹ nên tránh để đầu con quá thấp khiến nước chảy vào tai.

   + Nếu em bé mắc các bệnh về mũi và họng thì nên điều trị dứt điểm để tránh gây bệnh viêm tai giữa.

   + Bạn nên hạn chế cho con tiếp xúc với những người bị bệnh về mũi họng khác

   + Hãy tích cực cho con bú sữa mẹ để tăng cường sức đề kháng cho bé.

   + Tư thế ăn cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ, nếu trẻ đang trong thời kì ăn dặm, nên để bé ngồi ăn thay vì nằm.

   + Không nên để bé trong khu vực có người hút thuốc lá.

   + Hạn chế để trẻ ho hoặc khóc quá nhiều.

03-viem-tai-giua-o-tre-em-nha-thuoc-nhi-khoa

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ có thể gây ra hậu quả và những biến chứng khá nguy hiểm nên các mẹ cần hết sức thận trọng. Nếu trẻ mắc viêm tai giữa và kèm theo các triệu chứng như quấy khóc, khó chịu, trong tai có chảy dịch, sốt… cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để khám và điều trị kịp thời.

Bài viết gần đây