Trị khỏi táo bón ở trẻ bằng 5 mẹo dân gian cực nhạy

Táo bón ở trẻ em luôn là vấn đề nan giải khiến cha mẹ lo lắng. Không chỉ khiến trẻ khó chịu, đau đớn, táo bón lâu ngày còn gây ra tình trạng chướng bụng, đầy hơi, lâu dần dẫn đến chán ăn, chậm lớn và suy dinh dưỡng. Việc sử dụng những bài thuốc dân gian sẽ đem đến những tác động tích cực trong việc giúp trẻ em hết bị táo bón. Trong bài viết này, chúng tôi – nhà thuốc Nhi Khoa xin chia sẻ tới cha mẹ 5 mẹo dân gian vô cùng hiệu quả trong điều trị táo bón ở trẻ

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị táo bón

Táo bón ở trẻ em sẽ được phát hiện dễ dàng nếu cha mẹ chú ý tới số lần đại tiện của trẻ. Khi bé sơ sinh đại tiện dưới 2 lần 1 ngày, bé dưới 1 tuổi đại tiện ít hơn 3 lần 1 tuần và bé từ 1 tuổi trở lên đại tiện dưới 2 lần 1 tuần thì có nhiều khả năng bé đang bị táo bón. Bé đi ngoài có phân rắn, bề mặt lổn nhổn hoặc có nhiều vết rạn. Ngoài ra, bé có các biểu hiện đầy hơi, chướng bụng, cứng bụng và gặp nhiều đau đớn khi đi ngoài.

Phương pháp dân gian trị táo bón ở trẻ

Để trị khỏi táo bón ở trẻ em, cha mẹ có thể tham khảo rất nhiều phương pháp khác nhau. Nhưng hiệu quả và an toàn nhất phải kể tới những mẹo từ dân gian. Sau đây là 6 mẹo trị táo bón được áp dụng nhiều nhất:

1. Nước rau má trị khỏi táo bón cho trẻ

Rau má là loại rau rất thông dụng và dễ kiếm. Rau má có tính mát, có tác dụng giúp làm giảm nóng trong cơ thể, tăng cường độ bền tĩnh mạch và kháng khuẩn hiệu quả.

01-tri-khoi-tao-bon-o-tre-bang-5-meo-dan-gian-cuc-nhay-nha-thuoc-nhi-khoa

Cách làm nước rau má trị táo bón ở trẻ em:

Rửa sạch khoảng 30g rau má, để ráo nước. Cha mẹ có thể giã nát hoặc xay và loại bỏ bớt bã bằng cách lọc. Nên cho thêm một chút đường vào nước rau má để trẻ dễ uống hơn.

Kiên trì cho trẻ uống nước rau má trong khoảng một tuần, cha mẹ sẽ nhận thấy trẻ đi đại tiện dễ dàng hơn nhiều.

2. Rau mồng tơi

Rau mồng tơi ngoài là một loại rau phổ biến trong bữa ăn của gia đình, còn được sử dụng theo một cách khác: ngoáy vào hậu môn của trẻ

Để thực hiện cách này, cha mẹ lấy 1 ngọn mồng tơi, vệ sinh sạch bằng nước sôi để nguội, loại bỏ vỏ ngoài của ngọn mồng tơi và ngoáy vào mông con. Cách này sẽ khiến trẻ buồn đi đại tiện, giảm bớt táo bón.

02-tri-khoi-tao-bon-o-tre-bang-5-meo-dan-gian-cuc-nhay-nha-thuoc-nhi-khoa

Tuy nhiên, cha mẹ không nên lạm dụng cách làm này vì nó chỉ tạm thời giảm bớt triệu chứng chứ không trị được tận gốc bệnh táo bón ở trẻ em. Chỉ nên sử dụng cách này nếu thấy trẻ đã lâu ngày chưa đi vệ sinh được thôi cha mẹ nhé.

3. Rau diếp cá

Diếp cá là loại rau rất nổi tiếng trong điều trị bệnh trĩ và táo bón. Diếp cá có tác dụng làm mát, kháng khuẩn, nhuận phân và tăng sức bền thành mạch, hạn chế chảy máu khi trẻ bị táo bón. Có thể sử dụng rau diếp cá ở cả dạng tươi hoặc khô để giúp trẻ đi ngoài dễ dàng hơn, giảm bớt đau đớn và nguy cơ viêm nhiễm hậu môn

03-tri-khoi-tao-bon-o-tre-bang-5-meo-dan-gian-cuc-nhay-nha-thuoc-nhi-khoa

Để chữa táo bón ở trẻ em, cha mẹ rửa sạch rau diếp cá sau đó ngâm nước muối và để ráo. Xay sinh tố và vắt thật kĩ để chắt lấy nước cốt. Mỗi ngày cho trẻ uống 2 lần. Tuy nhiên, rau diếp cá có mùi vị khá tanh, làm bé khó chịu khi uống. Cha mẹ có thể thử với rau diếp cá khô bằng cách phơi khô rau diếp cá, mỗi ngày lấy 5g diếp cá khô hãm với nước sôi như hãm trà. Cho thêm đường sẽ khiến nước dễ uống hơn.

4. Dùng mật ong để thụt hậu môn

Khi trẻ bị táo bón, cha mẹ có thể sử dụng mật ong để thụt hậu môn cho trẻ. Pha mật ong và nước với tỉ lệ 1 : 3, sử dụng tăm bông để thấm dung dịch trên và nhẹ nhàng đưa vào thụt hậu môn trẻ.

 04-tri-khoi-tao-bon-o-tre-bang-5-meo-dan-gian-cuc-nhay-nha-thuoc-nhi-khoa

Mật ong sẽ giúp bôi trơn, kích thích làm tăng nhu động đại tràng, khiến bé đi đại tiện dễ dàng hơn. Tuy nhiên cha mẹ cần chú ý không sử dụng phương pháp này quá nhiều do có nguy cơ gây mất phản xạ rặn tự nhiên ở bé.

5. Trị táo bón bằng nha đam

Nha đam hay gel lô hội được dùng phổ biến để nhuận tràng, giảm bớt tình trạng táo bón ở trẻ. Cha mẹ hãy chuẩn bị lá lô hội và 1 ít đường phèn. Gọt bỏ vỏ lô hội ở ngoài, cắt phần thịt thành nhiều miếng nhỏ và nấu cùng đường phèn. Để nước nguội bớt, chia thành 3 phần ăn trong 1 ngày, khi ăn nên cho trẻ dùng cả cái và nước. Nếu thấy phân mềm nên dừng sử dụng ngay, không dùng kéo dài do lô hội có tính mát, dùng nhiều sẽ dễ gây tiêu chảy.

05-tri-khoi-tao-bon-o-tre-bang-5-meo-dan-gian-cuc-nhay-nha-thuoc-nhi-khoa

Trên đây là 1 số mẹo dân gian được dùng rất phổ biến để chữa táo bón ở trẻ. Chúng có ưu điểm là rất an toàn và dễ dàng thực hiện với những nguyên liệu có sẵn. Tuy nhiên cần phải kiên trì sử dụng và kết hợp với chế độ dinh dưỡng nhiều chất xơ, uống đủ nước, tập luyện hợp lý. Nếu không thấy có kết quả khả quan, hãy đưa bé tới cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán và kê thuốc.

Bài viết gần đây