Sổ mũi ở trẻ em

Sổ mũi là hiện tượng rất hay gặp ở trẻ nhỏ. Sổ mũi có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, đó có thể là hiện tượng thông thường khi mũi con tiếp xúc với các tác nhân lạ hoặc có thể là biểu hiện của một bệnh lý. Chính vì thế, các bà mẹ cần có kiến thức đầy đủ và chính xác để phân biệt và có cách xử lý kịp thời nếu con đang mắc bệnh. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn các thông tin đầy đủ và cần thiết nhất về sổ mũi ở trẻ em.

Sổ mũi ở trẻ em và nguyên nhân gây ra hiện tượng này

Sổ mũi là một hoạt động miễn dịch tại chỗ của cơ thể, cụ thể là ở mũi khi mũi tiếp xúc với các tác nhân bên ngoài như thời tiết, vi khuẩn, virus… Dịch tiết ra tại mũi giúp ngăn chặn được các tác nhân có hại từ bên ngoài bám dính vào niêm mạc mũi và vào bên trong cơ thể. Hiện tượng này rất phổ biến ở trẻ em - đối tượng với hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Sổ mũi có thể là một biểu hiện bình thường của cơ thể hoặc đôi khi có thể là do một bệnh lý về hô hấp nào đó. Chính vì thế, các mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân gây ra sổ mũi ở trẻ em để có cách xử trí hiệu quả.

Bình thường, niêm mạc đường hô hấp có nhiệm vụ là tiết ra các chất nhầy để làm ấm và ẩm không khí khi đi từ ngoài vào, đồng thời giữ lại các bụi bẩn và vi khuẩn có hại góp phần bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân xấu. Khi lớp biểu mô này tiếp xúc với các tác nhân gây kích thích như thời tiết, hóa chất, tác nhân gây viêm, dị vật… quá trình tiết dịch sẽ được tăng cường gây nên tình trạng sổ mũi.

01-so-mui-o-tre-em-nha-thuoc-nhi-khoa

Đối với đối tượng là trẻ em, nguyên nhân chính gây nên sổ mũi là các vi khuẩn, virus, virus gây cúm, virus gây sởi… khi điều kiện thời tiết thay đổi.

Bên cạnh đó, nguyên nhân gây sổ mũi có thể là do vi khuẩn như phế cầu, dị ứng với hóa chất, phấn hoa, thức ăn… Sổ mũi cũng có thể do niêm mạc mũi của trẻ quá khô, do một số bệnh lý như viêm xoang, viêm mũi dị ứng hoặc cảm lạnh, cảm cúm

Sổ mũi có thể chỉ là một biểu hiện bình thường. Tuy nhiên nếu bé có thêm các triệu chứng như ho kéo dài, sốt, khó thở, thở khò khè, mệt mỏi, bạn hãy đưa ngay bé tới các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.

Sổ mũi ở trẻ em biểu hiện như thế nào

Khi bị sổ mũi, biểu hiện đầu tiên của trẻ là chảy nước mũi. Thông thường, nước mũi sẽ không có màu, trong suốt và loãng. Sau một thời gian nước mũi sẽ có màu trắng đục hơn và đặc hơn. Lâu dần nước mũi sẽ chuyển sang màu xanh và đặc hơn nữa.

04-so-mui-o-tre-em-nha-thuoc-nhi-khoa

Hiện tượng sổ mũi ở trẻ nhỏ

Sở dĩ, nước mũi có màu xanh là do trong dịch tiết chứa các tế bào hạt màu xanh. Nếu cơ thể phát hiện ra các tác nhân có hại, hệ miễn dịch sẽ được kích thích và tiết ra các tế bào hạt để chống lại các tác nhân có hại trên. Đồng thời, trẻ có thể sẽ bị ngứa mũi, sưng mũi...

Ngoài ra, cơ thể còn có các biểu hiện khác kèm theo như ho, hắt hơi, đau họng và chảy nhiều nước mắt, nặng hơn có thể đau nhức cơ thể.

Sổ mũi ở trẻ em có nghiêm trọng không

Như đã nói ở trên, chảy nước mũi ở trẻ nhỏ đôi khi chỉ là một biểu hiện tự miễn dịch bình thường của cơ thể. Trong mũi, thực tế lúc nào cũng có nước để giúp cho niêm mạc mũi không bị khô và giúp giữ lại một phần bụi bẩn và vi sinh vật trong không khí.

Một phần nước mũi sẽ kết lại thành gỉ mũi, một phần bay hơi và phần lớn sẽ được trẻ nuốt lại vào trong bụng.

Để biết được tình trạng bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh ở trẻ nhỏ, các mẹ có thể căn cứ vào màu sắc và mức độ đặc của dịch mũi.

+) Nước mũi của trẻ loãng, trong và không có màu: sức khỏe của trẻ có thể vẫn bình thường, bạn không cần quá lo lắng

+) Nước mũi của trẻ có màu trắng đục, màu vàng hoặc màu xanh: có thể trẻ đang mắc một số bệnh lý như viêm xoang, viêm mũi hoặc cảm cúm…

+) Nước mũi của trẻ có màu đỏ: có thể trẻ đang có vấn đề về niêm mạc mũi, gây ra tình trạng xuất huyết.

02-so-mui-o-tre-em-nha-thuoc-nhi-khoa

Mẹ hãy đưa trẻ đi khám nếu trẻ bị sổ mũi kèm theo sốt

Chính vì thế, các mẹ hãy quan sát và theo dõi thật kĩ trẻ để phát hiện bệnh sớm nhất cũng như có cách xử lý kịp thời và hiệu quả nhất.

Cách điều trị và phòng tránh sổ mũi ở trẻ em

Nếu trẻ bị sổ mũi với dịch màu trắng trong, mẹ có thể tự xử lý tại nhà cho trẻ bằng các vệ sinh mũi cho trẻ đúng cách hoặc hút dịch theo cách hợp lý. Tuy nhiên, trong trường hợp dịch mũi của trẻ có màu như vàng, xanh hoặc đục, nhầy… mẹ nên đưa trẻ đi khám để xác định chính xác nguyên nhân và có biện pháp điều trị kịp thời.

Các mẹ có thể tham khảo cách vệ sinh mũi cho trẻ như sau:

+) Mẹ hãy để con nằm thoải mái với đầu hơi ngửa ra sau

+) Dùng nước muối sinh lý ấm để nhỏ vào từng bên mũi, mỗi bên nhỏ từ 1 đến 2 giọt. Sau đó các mẹ có thể hướng dẫn bé hít nhẹ sau khi nhỏ nếu có thể

+) Sau đó để trẻ nằm yên khoảng 30s để nước ngấm và làm loãng dịch trong khoang mũi

.03-so-mui-o-tre-em-nha-thuoc-nhi-khoa

Vệ sinh mũi cho trẻ đúng cách

Ngoài ra, các mẹ có thể hướng dẫn bé xì mũi hoặc hút mũi cho trẻ. Các mẹ nên sử dụng bóng hút, tránh hút trực tiếp bằng miệng mẹ vì có khả năng gây lây lan vi khuẩn từ miệng mẹ sang con. Sau khi hút mũi cho con, các mẹ nhớ vệ sinh thật sạch bóng hút và để vào nơi khô ráo, thoáng mát.

Khi trẻ đi ngủ, mẹ nên để bé nằm đầu cao hơn chút để tránh làm dịch mũi ứ đọng không thoát xuống họng được khiến bé khó chịu, tuy nhiên không nên kê cao quá có thể làm trẻ mỏi cổ và mỏi lưng.

Đồng thời, để tránh làm trẻ khó chịu do sổ mũi, các mẹ có thể chủ động phòng tránh cho con bằng các cách sau:

+) Vệ sinh mũi thường xuyên cho trẻ khoảng 2 lần mỗi ngày với nước muối sinh lý theo cách như trên

+) Hạn chế để trẻ tiếp xúc với khói bụi và hóa chất. Nếu cho trẻ ra ngoài trời lạnh và khói bụi, bố mẹ nên đeo khẩu trang cho bé

+) Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với phấn hoa và hóa chất cũng như các tác nhân có hại khác.

+) Luôn giữ ấm cho trẻ, đặc biệt chú ý vùng cổ và ngực

+) Cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng và hình thành cho trẻ thói quan tập thể dục để nâng cao sức khỏe và sức đề kháng

Tuy sổ mũi là một hiện tượng bình thường của cơ thể nhưng nếu chăm sóc trẻ không đúng cách và kéo dài tình trạng này thì có thể để lại những hậu rất nghiêm trọng như gây các bệnh mạn tính như viêm mũi, viêm xoang, viêm phổi… Vì thế, các mẹ nên trang bị cho mình đầy đủ kiến thức về bệnh để chăm sóc trẻ thật tốt.

 

Bài viết gần đây