Phác Đồ Điều Trị Trẻ Bị Táo Bón Nặng Của Bộ Y Tế

Khi trẻ bị táo bón, phân thường cứng chắc hơn bình thường làm trẻ đi tiêu rất khó khăn. Cảm giác đau đớn khiến trẻ quấy khóc và sợ không dám đi tiêu tiếp tục. Điều này tạo thành một vòng luẩn quẩn khiến tình trạng táo bón càng trầm trọng, khiến cha mẹ hết sức lo lắng. Hiểu được điều này, chúng tôi – Nhà thuốc Nhi Khoa xin gửi đến bạn đọc phác đồ điều trị trẻ bị táo bón nặng, nhằm giúp các phụ huynh có thể chăm sóc cho sức khỏe con em mình một cách tốt nhất.

Tùy theo lứa tuổi và chế độ ăn uống của trẻ mà số lần đi tiêu trong ngày và tính chất phân sẽ khác nhau. Số lần đi tiêu giảm dần theo tuổi. trẻ sẽ đi tiêu 1-2 lần/ngày bắt đầu từ tháng thứ ba. Tuy nhiên, một số trẻ chỉ đi tiêu 3 lần/tuần dù được nuôi bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý và sức khỏe hoàn toàn bình thường. Do vậy trẻ bị táo bón nặng khi số lần đi tiêu ít hơn bình thường hay dưới 3 lần/tuần, phân cứng chắc, khó khăn hoặc đau đớn khi đi tiêu.

                          01-phac-do-dieu-tri-tre-bi-tao-bon-nang-cua-bo-y-te-nha-thuoc-nhi-khoa

                                 Táo bón ở trẻ

1. Vì sao bé bị táo bón?

- Bé mải chơi nên lười biếng đi tiêu hoặc có cảm giác không riêng tư hay không vệ sinh khi khi sử dụng nhà vệ sinh ở nơi công cộng hay trường học. 

- Thay đổi môi trường sống, thói quen sinh hoạt hay chế độ ăn uống

- Tinh thần bị ức chế. Những trẻ sống trong gia đình có không khí căng thẳng, cha mẹ hay cãi vã thường có khả năng táo bón cao hơn.

- Vài loại thuốc có thể làm bé bị táo bón khi sử dụng nhiều như thuốc cầm tiêu chảy, thuốc ho có chứa codeine, thuốc co giật, thuốc chống động kinh 

- Khi chuyển từ sữa mẹ sang các loại sữa thay thế hay ăn dặm

- Dị ứng sữa (thường gặp ở trẻ có cơ địa mẫn cảm, bản thân hoặc người nhà mắc bệnh hen suyễn, chàm…)

- Tình trạng ăn uống kém, mất nước khi bé sốt hay sau một đợt đau ốm, ăn quá nhiều đồ ngọt. 

- Do mắc các chứng bệnh khác nhau như nhược giáp, down, tiểu đường, rối loạn điện giải trong máu, ngộ độc chì mạn tính, chậm phát triển, bại liệt, bệnh lý cột sống.

2. Ảnh hưởng của táo bón đến sức khỏe và hệ tiêu hóa của trẻ

- Trẻ biếng ăn, chậm lớn, giảm thể lực: Trẻ bị táo bón phân sẽ tích tụ lâu trong cơ thể gây cảm giác đầy bụng, chướng bụng dẫn tới biếng ăn và chậm phát triển hơn đối với các bạn cùng trang lứa.

- Trẻ sợ đi cầu, tự ti trong sinh hoạt: Táo bón khiến trẻ bị đau rát khi đi cầu, lâu dần sẽ làm trẻ sợ hãi mỗi khi nhìn thấy bồn cầu. Ngại đi vệ sinh nơi công cộng hoặc lớp học - điều này vô tình càng làm tình trạng táo bón nghiêm trọng.

- Nứt kẽ hậu môn do phân dính máu: Phân to, khô, rắn khi trẻ bị táo bón sẽ làm tổn thương phần hậu môn. Nghiêm trọng hơn sẽ bị rách hậu môn gây nhiễm trùng. Nhiều bé phải rặn quá mạnh dẫn tới lồi cuống hậu môn-biểu hiện của trĩ khi còn rất nhỏ.

                      02-phac-do-dieu-tri-tre-bi-tao-bon-nang-cua-bo-y-te-nha-thuoc-nhi-khoa

                    Nứt kẽ hậu môn, phân dính máu là tình trạng táo bón nặng ở trẻ.

- Gây ra các bệnh về trực tràng: Do phân bị ứ đọng lâu ngày trở nên khô cứng, chèn ép lên thành ruột gây cản trở quá trình lưu thông máu đến trực tràng và hậu môn lâu ngày gây ra hiện tượng sa trực tràng, phình đại tràng, trĩ, ung thư trực tràng. 

3. Nguyên nhân gây triệu chứng táo bón ở trẻ em

Nhiều người chủ quan cho rằng triệu chứng táo bón nặng ở trẻ em do trẻ ăn quá nhiều thức ăn hoặc ít uống nước. Tuy nhiên những nguyên nhân gây táo bón ở trẻ em có thể nhiều hơn các bậc phụ huynh thường nghĩ. 

- Trẻ không hợp với sữa công thức (sữa bột, sữa hộp uống liền)

- Trẻ không được bú sữa mẹ đầy đủ. Vì sữa mẹ có chứa hormone motilin giúp hỗ trợ nhu động ruột của trẻ, thiếu đi hormone này sẽ khiến việc đi đại tiện của trẻ khó khăn hơn.

- Trẻ đang gặp vấn đề thiếu nước và chất xơ trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Chất xơ giúp giữ nước trong ruột già và giúp thức ăn dễ tiêu hóa nhanh

- Trẻ hay căng thẳng hay ít vận động, đặc biệt là sau khi ăn

- Trẻ bị táo bón do lạm dụng thuốc: Trẻ em thường có nhiều triệu chứng phải điều trị bằng thuốc như còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu, viêm đường hô hấp… Việc sử dụng một lượng thuốc khác nhau, lượng dùng nhiều trong thời gian dà cũng gây táo bón ở trẻ em.

Nếu xác định được đúng nguyên nhân triệu chứng táo bón ở trẻ em, chúng ta dễ dàng có phương hướng điều trị cũng như điều chỉnh lại chế độ ăn uống hay vận động phù hợp cho trẻ. Hoặc nhờ vào đó phụ huynh có thể đưa ra gợi ý để các bác sĩ dễ dàng tư vấn cách điều trị cho trẻ hiệu quả hơn.

                        03-phac-do-dieu-tri-tre-bi-tao-bon-nang-cua-bo-y-te-nha-thuoc-nhi-khoa

                       Trẻ không được bú sữa mẹ đầy đủ là nguyên nhân dẫn đến táo bón.

4. Điều trị táo bón ở trẻ em bằng cách nào?

Nhắc đến việc điều trị táo bón ở trẻ em, bạn cần nhớ đến ba yếu tố vô cùng quan trọng sau:

- Thứ nhất, chế độ dinh dưỡng hợp lý: 

+ Chế độ ăn cần cân đối các thành phần, đặc biệt cần chú ý bổ sung đầy đủ chất xơ, dầu ăn
+ Giảm các loại thực phẩm và nước uống ngọt, thức ăn có chất béo để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn
+ Hạn chế dung nạp dư lượng cơm gạo trắng, tinh bột và chuối, thay bằng gạo nguyên cám, ngũ cốc, yến mạch
+ Thay thế bằng các loại sinh tố để bé dễ hấp thu vì trong sinh tố có chứa các vitamin cần thiết, nước và bổ sung chất xơ nhanh chóng cho trẻ
+ Đảm bảo cho trẻ uống nhiều và đầy đủ nước mỗi ngày. 

- Thứ hai, cho trẻ uống thuốc làm mềm phân, tăng cường nhu động ruột:

+ Sử dụng thuốc hỗ trợ điều trị nếu bạn đã cải thiện chế độ ăn mà triệu chứng táo bón của trẻ vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm. Các thuốc hỗ trợ điều trị làm mềm phân thường được các bác sĩ ưu tiên hơn vì giúp cấu trúc phân mềm, dễ điều chỉnh phù hợp với tình trạng của trẻ. Lưu ý việc sử dụng thuốc nên thông qua thăm khám, lời khuyên từ bác sĩ. Cha mẹ cần đưa trẻ đến viện nếu tình trạng táo bón của trẻ kéo dài.

- Thứ ba là việc điều chỉnh hành vi và tâm lý của trẻ. Đây cũng là bước ít được các bậc phụ huynh quan tâm nhất. 

+ Khi trẻ có những thói quen như chưa ngồi đúng tư thế khi đi đại tiện hoặc lười đi vệ sinh hàng ngày, cha mẹ cần nhắc nhở và khuyến khích bé thay đổi
+ Hướng dẫn bé ngồi toilet để hai đầu gối cao hơn phần hông, tốt nhất nên để bé ngồi xổm.
+ Một số trẻ sẽ cảm thấy xấu hổ khi gặp triệu chứng táo bón. Vì vậy cha mẹ nên quan tâm và giải thích cho bé hiểu không nên sợ hay căng thẳng
+ Bên cạnh đó, bạn cần tập cho con trẻ thói quen đi vệ sinh 1 lần mỗi ngày, có thể là sau bữa sáng hoặc bữa tối. 

Nếu táo bón ở trẻ em kéo dài không được thăm khám và điều trị tốt có thể khiến trẻ bị giãn đại tràng, giảm cảm nhận trực tràng gây mất phản xạ buồn đại tiện làm táo bón càng tăng nặng dẫn đến rối loạn đại tiện và són phân. Khi đó các thuốc điều trị táo bón thông thường, việc điều chỉnh chế độ ăn, uống, sinh hoạt không giúp cải thiện tình trạng táo bón. Trẻ cần khám đánh giá chuyên sâu (đo áp lực trực tràng, đánh giá phản xạ đại tiện) và phối hợp điều trị bằng thuốc kết hợp với phục hồi chức năng (kích thích điện hậu môn, giao thoa, tập phản hồi sinh học) mới có thể giúp trẻ cải thiện tình trạng táo bón của trẻ. 

Để xác định đúng nguyên nhân triệu chứng và điều trị đúng cách, phụ huynh nên đưa con trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn chính xác. 

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết!


 

 

Bài viết gần đây