Mẹo trị cảm cúm ở trẻ không cần dùng thuốc

Trẻ em là đối tượng rất dễ mắc bệnh cảm cúm khi có sức đề kháng yếu, chưa biết chú ý đến sức khỏe của bản thân, đặc biệt là khi tiết trời bắt đầu chuyển lạnh .Đa phần các gia đình sẽ tìm đến những loại thuốc chữa cảm cúm, tuy nhiên 1 số người ưu tiên sử dụng những bài thuốc dân gian, ít tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong bài viết này, chúng tôi – Nhà thuốc Nhi Khoa xin chia sẻ những nguyên liệu dân gian giúp trị cảm cúm ở trẻ mà không cần dùng tới thuốc.

Cảm cúm là bệnh gì? Cảm cúm ở trẻ em khác điều gì?

Cảm cúm là một dạng bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus gây nên. Bệnh thường xảy ra vào mùa đông xuân, có khả năng lây nhiễm trực tiếp từ người sang người thông qua các giọt bắn khi bệnh nhân ho, hắt hơi hoặc trò chuyện. Ở Việt Nam, các virus gây bệnh cúm hay gặp phải là cúm B, cúm A/H3N2 và cúm A/H1N1.

01-meo-tri-cam-cum-khong-can-dung-thuoc-nha-thuoc-nhi-khoa

Ảnh minh họa: Bệnh cảm cúm ở trẻ em

Căn bệnh này thường có thời gian ủ bệnh từ 1 tới 4 ngày và kéo dài lên tới 1 tuần hoặc vài tháng ở những người có hệ miễn dịch kém. Cảm cúm rất dễ bị nhầm với cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên những dấu hiệu của căn bệnh này nghiêm trọng hơn. Ban đầu những cơn sốt xuất hiện ở trẻ, trẻ có cảm giác ớn lạnh, đau đầu, chóng mặt. Một số biểu hiện khác kèm theo là ho, đau họng, buồn nôn, trẻ bỏ ăn, mệt mỏi và có thể xuất hiện tình trạng tiêu chảy.

Cảm cúm ở người trưởng thành thường có tiến triển lành tính nhưng có khả năng cao gây ra nguy hiểm với trẻ em dưới 5 tuổi, do đó cha mẹ không nên chủ quan mà hãy chữa trị cho trẻ từ những giai đoạn đầu. 

Trị cảm cúm ở trẻ bằng những nguyên liệu dân gian

Thuốc tây tuy có tác dụng nhanh chóng nhưng lại tiềm ẩn nhiều mối nguy cơ với sức khỏe của trẻ. Hiện nay, có rất nhiều cha mẹ tìm tới những bài thuốc, nguyên liệu từ dân gian do đảm bảo an toàn và đem lại hiệu quả tốt. Dưới đây là 4 phương pháp phổ biến nhất để trị cảm cúm ở trẻ, cha mẹ hãy tham khảo nhé.

1. Nước chanh mật ong

Chanh và mật ong là một bài thuốc vô cùng hiệu quả khi trị cảm cúm ở trẻ và được nhiều mẹ sử dụng cho con của mình. Nước chanh có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa và chữa trị cảm cúm hiệu quả, còn mật ong giúp giảm đau họng nhanh chóng.

02-meo-tri-cam-cum-khong-can-dung-thuoc-nha-thuoc-nhi-khoa

Ảnh minh họa: Nước chanh mật ong trị cảm cúm ở trẻ

Cách làm nước chanh mật ong vô cùng đơn giản, mẹ chỉ cần đun sôi nước, cho một chút nước cốt chanh và thêm 1 - 2 thìa cà phê mật ong vào là có thể sử dụng được ngay. 

2. Lá kinh giới

Kinh giới là loại rau có vị cay, tính ấm, có công dụng lợi niệu, làm ra mồ hôi, rất tốt khi sử dụng trong những trường hợp cảm cúm, cảm lạnh, cảm gió.

03-meo-tri-cam-cum-khong-can-dung-thuoc-nha-thuoc-nhi-khoa

Ảnh minh họa: Lá kinh giới

Sử dụng lá kinh giới để chữa trị cảm cúm ở trẻ nhỏ rất đơn giản. Khi trẻ bị cảm cúm hoặc ho dai dẳng mãi không dứt, cha mẹ hãy rửa sạch lá kinh giới cùng tía tô và đem giã nát, trộn với một chút mật ong hay đường phèn, sau đó hấp nóng cho trẻ uống. Hàm lượng lớn tinh dầu trong lá kinh giới và tía tô sẽ giúp mũi, họng của bé được thông thoáng, đồng thời giảm nhanh chóng các triệu chứng của bệnh cảm cúm.

3. Nước gừng nóng

Gừng là một loại gia vị rất quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Nó có tác dụng làm ấm cơ thể, thông lách và hồi dương. Người ta thường sử dụng gừng để chữa cảm lạnh, buồn ói, ho hen, chân tay lạnh, đầy hơi, chướng bụng,...

04-meo-tri-cam-cum-khong-can-dung-thuoc-nha-thuoc-nhi-khoa

Ảnh minh họa: Nước gừng nóng trị cảm cúm

Khi trẻ bị cảm cúm, thay vì sử dụng các loại thuốc tân dược có nhiều nguy cơ gây ra tác dụng phụ, mẹ hãy sử dụng nước gừng tươi cho trẻ. Cách làm loại nước này cũng rất dễ dàng. Đầu tiên mẹ rửa sạch củ gừng, thái gừng thành từng lát mỏng, cho vào nước và đun sôi. Sau đó cho thêm mật ong hay đường để giảm vị cay hăng, cho trẻ dễ uống. Nên uống khi còn nóng và uống từ 2 tới 3 lần mỗi ngày, hoặc uống mỗi khi trẻ xuất hiện triệu chứng của bệnh cảm cúm. Nước gừng sẽ giúp giảm bớt các cơn ho, cảm cúm nhanh chóng.

 4. Tinh dầu tỏi

Bên cạnh gừng, tỏi cũng là gia vị vừa dễ kiếm, vừa rẻ tiền lại đem đến tac dụng chữa ho, cúm, sốt nhẹ rất hiệu quả. Tỏi có tính ôn, vị cay, quy kinh can và vị, có tác dụng tiêu đờm, giảm ho, giải độc và thanh nhiệt rất tốt. Y học hiện đại đã chứng minh việc dùng tỏi mỗi hàng sẽ làm giảm bớt nguy cơ nhiễm lạnh khi thời tiết giao mùa. Sử dụng tinh dầu tỏi sẽ giúp cả người lớn và trẻ nhỏ phòng ngừa, điều trị cảm cúm hiệu quả.

 Tuy có tác dụng tốt trong điều trị cảm cúm ở trẻ, nhưng tỏi có nhược điểm lớn là tính hăng, làm trẻ rất khó ăn. Để giảm bớt tính hăng đó, các mẹ có thể nướng tỏi, sau đó giã nhuyễn, cho thêm nước để bé uống hoặc bỏ vào thức ăn cho trẻ mỗi ngày. Kiên trì sử dụng từ 3 ngày mẹ sẽ nhận thấy hiệu quả rõ rệt.

 Cảm cúm là căn bệnh thường gặp ở trẻ, tuy nhiên không quá nguy hiểm, do đó cha mẹ đừng lo lắng nhé. Hi vọng qua bài viết này, cha mẹ có thể áp dụng những phương pháp trên để trị khỏi bệnh cho trẻ mà không cần sử dụng thuốc.

Bài viết gần đây