Giải Đáp Thắc Mắc Trẻ Bị Táo Bón Nên Uống Thuốc Gì
Táo bón ở trẻ em là vấn đề khá phổ biến, xảy ra khi có sự thay đổi trong chế độ ăn uống của trẻ. Thế nhưng, tình trạng này hoàn toàn có thể cải thiện nếu mẹ biết cách điều trị phù hợp. Đâu là cách trị táo bón thật sự hiệu quả? Trẻ bị táo bón nên cho uống thuốc gì? Trong bài viết sau đây, chúng tôi – Nhà thuốc nhi khoa sẽ bật mí các loại thuốc trị táo bón cho trẻ em và các dấu hiệu đi kèm để giúp mẹ dễ dàng nhận biết để chăm sóc bé tốt nhất.
Táo bón ở trẻ.
1. Táo bón là gì?
Táo bón là bệnh về đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ em, thống kê cho thấy có ít nhất khoảng 30% trẻ bị táo bón cần được quan tâm để tránh gây ra các cảm giác khó chịu, căng thẳng cho trẻ em và gia đình. Vì vậy, điều quan trọng là làm sao để mẹ nhận biết trẻ đang bị táo bón.
Theo tiêu chuẩn của NICE 2010, chẩn đoán táo bón ở trẻ em được xác định nếu có hơn hoặc bằng 2 tiêu chí sau:
- Đi tiêu ít hơn 3 lần/ tuần
- Phân to và cứng, phân dê, hoặc phân rất to, không thường xuyên, muốn làm nghẹt bồn cầu
- Cảm giác khó chịu, căng thẳng khi đi ngoài
- Phân cứng gây nứt rách và chảy máu hậu môn
- Rặn nhiều, hành vi nín giữ phân
- Đã có tiền sử táo bón trước đây
- Tiền căn hoặc hiện tại có tình trạng nứt hậu môn, tiền căn đau khi đi ngoài và chảy máu do phân cứng.
2. Phân loại táo bón ở trẻ em
Táo bón cũng được phân thành nhiều loại khác nhau:
- Táo bón chức năng: Chiếm 95% trường hợp táo bón, chủ yếu do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện (hệ vi sinh đường ruột, nhu động ruột chưa ổn định, cơ vòng trực tràng chưa hoàn thiện…)
- Táo bón ngắn hạn: Đa phần các trường hợp táo bón ở trẻ nhỏ thường ở thể nhẹ, có thể khỏi sau một vài ngày tuân thủ chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học.
- Táo bón kéo dài: Có đến ⅓ trường hợp táo bón thông thường ở trẻ trở thành táo bón kéo dài, còn được gọi là táo bón mạn tính. Vì vậy các mẹ cần điều trị sớm cho con để tránh biến chứng nghiêm trọng nhé.
- Táo bón bệnh lý: Trẻ mắc các bệnh lý bẩm sinh như phình đại trực tràng, suy giáp bẩm sinh, ngộ độc chì… cũng gây ra hiện tượng táo bón.
3. Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ em
- Nguyên nhân bệnh lý:
Trẻ bị mắc các bệnh như hẹp hậu môn, bệnh cường giáp, bệnh phình đại tràng bẩm sinh, rối loạn vận động ruột do bất thường thần kinh, bệnh nội tiết chuyển hóa… sẽ gây ra triệu chứng táo bón
Táo bón ở trẻ em do nguyên nhân bệnh lý thường không tự hết và đi kèm các biểu hiện bất thường khác khiến trẻ bị suy dinh dưỡng. Đối với nhóm nguyên nhân này, mẹ cần phải đưa trẻ đi điều trị dứt điểm bệnh gốc thì mới hết táo bón được.
- Nguyên nhân chức năng:
+ Trẻ nhịn đi ngoài
Đây là nguyên nhân thường gặp nhất gây táo bón ở trẻ em. Phân ở trong ruột già càng lâu sẽ càng to khiến cho trẻ gặp khó khăn hơn khi đi ngoài, khiến trẻ có thể bị táo bón mạn tính
Nhất vào những giai đoạn như tập ngồi bô, bồn cầu hay đến một nơi lạ, trẻ cảm thấy không quen và cố nhịn, dẫn đến táo bón.
+ Thiếu nước, mất nước
Khi xảy ra hiện tượng này, cơ thể sẽ phản ứng bằng việc hấp thu nước từ bất kỳ đâu trong cơ thể, bao gồm cả phân, khiến phân bị khô, cứng thải ra ngoài.
Việc cai sữa đôi khi sẽ khiến trẻ bị mất nguồn cung cấp nước. Trẻ không uống đủ lượng nước cần thiết, đột ngột chuyển sang ăn đặc cũng sẽ gây ra táo bón do cơ thể chưa thích nghi kịp với thức ăn từ dạng lỏng (nhiều nước) sang dạng đặc (ít nước).
Việc cai sữa sớm cũng dễ khiến trẻ bị táo bón.
+ Chế độ ăn thiếu chất xơ
Chất xơ từ rau, củ, quả sẽ làm phân mềm hơn. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ cũng là nguyên nhân gây táo bón cho trẻ em đấy mẹ nhé.
+ Thành phần sữa công thức
Thành phần giàu đạm, phospho, canxi, sắt trong sữa công thức hoặc tỷ lệ sữa công thức được pha chưa đúng cũng khiến trẻ bị táo bón.
+ Lười vận động
Trẻ ít vận động, hay ngồi xem tivi, chơi điện tử… khiến nhu động ruột kém điều hòa và thành bụng yếu lâu ngày dẫn đến táo bón.
+ Tác dụng phụ của thuốc
Các loại thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc giảm ho, điều trị tiêu chảy, có thể có tác dụng phụ làm phân trở nên khô rắn, khó di chuyển, gây táo bón cho bé yêu của mẹ.
+ Rối loạn cảm xúc
Không khí gia đình căng thẳng, có em bé mới, áp lực đi học… có thể khiến trẻ bị rối loạn cảm xúc, dẫn đến táo bón.
4. Cách chữa táo bón ở trẻ em
Để giúp bé cải thiện tình trạng táo bón do nguyên nhân chức năng, mẹ có thể áp dụng một số cách trị táo bón cho trẻ đơn giản và hiệu quả như:
- Cho con uống nhiều nước
- Bổ sung chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan, không lên men
- Bổ sung lợi khuẩn cho trẻ bị táo bón
- Cố gắng tránh các món làm từ sữa
- Cho bé vận động nhiều hơn
- Thiết lập giờ đi vệ sinh đều đặn
- Mát xa bụng cho bé
5. Trẻ bị táo bón nên uống thuốc gì?
Trẻ bị táo bón uống thuốc gi?
Trẻ bị táo bón uống thuốc gì? Nếu đã áp dụng các cách trên nhưng tình trạng táo của trẻ vẫn không cải thiện, mẹ hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ điều trị. Các bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc trị táo bón cho trẻ em để giúp bé đi ngoài bình thường trở lại. Thuốc trị táo bón cho bé sử dụng hàng ngày giúp đi tiêu phân mềm, không đau, phục hồi thói quen vệ sinh đều đặn. Mục tiêu là giúp bé đi tiêu hàng ngày, không bị cảm giác khó chịu, không bị són phân ra quần. Cần dùng thuốc táo bón cho trẻ đều đặn trong một thời gian dài 3-6 tháng mới mang lại kết quả.
Các loại thuốc trị táo bón cho trẻ em
- Nhóm thuốc tạo khối (bổ sung chất xơ)
Đây là loại thuốc trị táo bón cho trẻ em có chứa các chất xơ (từ vỏ, hạt, củ). Khi uống vào, thuốc sẽ hút nước từ ruột, làm cho phân mềm và lớn hơn, tạo nhu động ruột bình thường để đẩy phân.
- Nhóm thuốc làm mềm phân:
Nhóm thuốc trị táo bón cho trẻ em này không thúc đẩy nhu động ruột nhưng giúp nước thấm vào khối phân, làm phân mềm hơn và có thể tống ra ngoài mà không cần rặn, nhờ đó trẻ đi tiêu dễ dàng hơn.
- Nhóm thuốc nhuận tràng thẩm thấu
Nhóm thuốc trị táo bón cho bé này có tác dụng giảm hấp thu nước ở thành ruột, tăng lượng nước trong lòng ruột, giúp phân mềm hơn và dễ tống ra ngoài.
- Nhóm thuốc nhuận tràng kích thích
Nhóm thuốc táo bón cho trẻ này có tác dụng kích thích để cơ đại tràng co bóp, làm tăng nhu động ruột, khiến phân được đẩy ra ngoài nhanh hơn. Thuốc cần 8-12 giờ để phát huy tác dụng, có thể dùng đường uống hoặc đường hậu môn vì thuốc tác dụng trực tiếp lên thành ruột.
Nhiều mẹ lo rằng trẻ sẽ quen với thuốc chống táo bón và không còn nhu cầu đi tiêu tự nhiên nữa, hoặc sợ thuốc làm cơ thể mất đi nhiều chất dinh dưỡng quan trọng. Nếu được sử dụng đúng cách, điều này sẽ không xảy ra.
Lưu ý cho trẻ bị táo bón
Nếu đã thử nhiều biện pháp nhưng tình trạng táo bón vẫn dai dẳng, đi ngoài ra máu, trẻ mệt mỏi chán ăn, bụng chướng, đau bụng hoặc thấy bé bị căng thẳng với việc đi tiêu thì mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay lập tức.
Bài viết trên cũng giải đáp cho mẹ những thắc mắc về vấn đề trẻ bị táo bón nên uống thuốc gì. Đồng thời, mẹ luôn duy trì áp dụng các cách trị táo bón ở trên dù bé đã hết táo bón để tình trạng này không tái phát nữa. Hy vọng bé yêu của mẹ sẽ không còn kêu khóc mỗi lần đi tiêu nữa và có thể vui chơi cùng gia đình.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết!