Dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em là một căn bệnh rất phổ biến và có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời.Tuy nhiên biểu hiện của bệnh cũng có thể dễ nhầm lẫn với một số bệnh khác như sốt xuất huyết, sởi, sốt phát ban…Trong bài viết này, hãy cùng nhà thuốc Pharmakids tìm hiểu những dấu hiệu giúp phát hiện sớm và chính xác căn bệnh này ở trẻ cũng như phương pháp phòng tránh chân tay miệng ở trẻ hiệu quả ba mẹ nhé.

1. Bệnh chân tay miệng ở trẻ em là gì?

- Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là 1 dạng bệnh lây nhiễm, thường gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi. Bệnh có 2 thể:

    + Bệnh thể nhẹ do Coxsackievirus A16 gây ra, có khả năng tự khỏi chỉ sau khoảng 1 tuần mà không cần phải điều trị.

    + Bệnh thể nặng do Enterovirus 71 gây ra, cực kỳ nguy hiểm và có thể dẫn tới tử vong nếu không được chữa trị kịp thời. Đây là dạng bệnh rất dễ để lại các biến chứng như viêm não, viêm màng não, ảnh hưởng tới hệ hô hấp và hệ thần kinh.

01-dau-hieu-nguy-hiem-canh-bao-benh-tay-chan-mieng-o-tre-em-nha-thuoc-nhi-khoa

Ảnh minh họa: Bệnh chân tay miệng ở trẻ em

2. Các dấu hiệu nhận biết 2 dạng bệnh chân tay miệng ở trẻ em cũng có sự khác biệt cơ bản.

-  Dấu hiệu nhận biết bệnh chân tay miệng thể nhẹ:  Nhìn chung, khá dễ dàng để nhận biết các dấu hiệu bệnh chân tay miệng thể nhẹ ở trẻ, cụ thể là:

    + Trẻ bị sốt: Thông thường bé chỉ bị sốt nhẹ, hoặc sốt cao nhưng dễ hạ. Nếu tình trạng sốt cao mãi không hạ thì nhiều khả năng đó là dấu hiệu bệnh thể nặng.

    + Xuất hiện các tổn thương da: Tại các vị trí đặc biệt như lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, quanh miệng trẻ xuất hiện những nốt đỏ rát, mụn nước,...

02-dau-hieu-nguy-hiem-canh-bao-benh-tay-chan-mieng-o-tre-em-nha-thuoc-nhi-khoa

Ảnh minh họa: Các tổn thương da xuất hiện

    + Một số bé có hiện tượng chán ăn, quấy khóc nhiều, tăng tiết nước bọt, nôn ọe, tiêu chảy.

Khi xuất hiện những dấu hiệu này, bệnh được gọi là bệnh chân tay miệng cấp độ 1. Tuy không quá nguy hiểm nhưng cha mẹ nên đưa bé đi khám sớm để được các bác sĩ tư vấn cách chữa trị hiệu quả, tránh gây khó chịu cho bé.

-  Dấu hiệu nhận biết bệnh chân tay miệng thể nặng: Bệnh chân tay miệng ở trẻ em thể nặng thường do virus Enterovirus 71 gây ra. Đây là dạng bệnh cực kỳ nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Cha mẹ hãy tham khảo những dấu hiệu đặc trưng sau để nhận biết bệnh từ những giai đoạn đầu:

    + Trẻ sốt cao mãi không hạ: Trường hợp trẻ sốt quá 38,5 độ, kéo dài trên 2 ngày và không hạ dù đã sử dụng thuốc hạ sốt. Đây là lúc quá trình đáp ứng viêm phát triển rất mạnh trong cơ thể của trẻ và dễ gây nên nhiễm độc thần kinh, cha mẹ nên sử dụng thuốc hạ sốt liều cao, tránh để tình trạng sốt cao lâu ngày

03-dau-hieu-nguy-hiem-canh-bao-benh-tay-chan-mieng-o-tre-em-nha-thuoc-nhi-khoa

Ảnh minh họa: Tình trạng sốt cao dai dẳng 

    + Quấy khóc liên tục, dai dẳng: Trẻ quấy khóc cả đêm, cứ thiếp đi một chút lại tỉnh dậy và khóc tiếp. Cha mẹ nên thận trọng vì đây không đơn thuần là phản ứng khó chịu khi trẻ bị sốt, mà là do tình trạng nhiễm độc hệ thần kinh.

    + Trẻ hay bị giật mình: Đây cũng là 1 trong số những biểu hiện của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Không chỉ khi đi ngủ, ngay cả lúc vui chơi trẻ cũng rất dễ bị giật mình. Cha mẹ hãy chú ý quan sát tình trạng này, đặc biệt là tần suất trẻ bị giật mình nhé.

Ngay khi phát hiện những dấu hiệu trên, cha mẹ nên lập tức đưa trẻ tới cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất để được các bác sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị hợp lý. Tuyệt đối đừng chủ quan vì bệnh chân tay miệng ở trẻ em thể nặng có thể để lại rất nhiều biến chứng nặng nề nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

- Những biện pháp hữu hiệu phòng ngừa bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ

+ Tuy là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, nhưng cha mẹ có thể phòng ngừa cho trẻ bằng những biện pháp vô cùng đơn giản. Hãy tập cho trẻ thói quen vệ sinh bằng cách rửa tay thật sạch sẽ với xà bông trước khi ăn, đảm bảo chế độ ăn chín, uống sôi, tuyệt đối không cho trẻ ăn những thực phẩm tái sống như nem, gỏi,... Ngoài ra, các vật dụng ăn uống cần được rửa sạch sẽ, nên tráng lại bằng nước sôi trước khi sử dụng. Trong bữa ăn không nên để trẻ dùng tay bốc thức ăn hay ngậm đồ chơi. Không nhai, mớm thức ăn cho trẻ để đảm bảo vệ sinh.

+ Các vật dụng trong gia đình như bàn ghế, sàn nhà, tay vịn cầu thang, dụng cụ học tập, đồ chơi của trẻ,... nên được vệ sinh thường xuyên bằng các chất tẩy rửa thông thường. Khi phát hiện hoặc nghi ngờ người nhiễm bệnh tay chân miệng, nên cách ly ngay với trẻ.

+ Bệnh chân tay miệng ở trẻ có thể khỏi hoàn toàn cũng như không để lại biến chứng nếu được các bậc cha mẹ theo dõi và phát hiện kịp thời. Hy vọng thông qua bài viết này, chúng tôi đã giúp cha mẹ có thêm nhiều thông tin hữu ích để phát hiện cũng như phòng ngừa căn bệnh này ở trẻ. Nếu trẻ gặp phải bất cứ dấu hiệu nào kể trên, cha mẹ hãy đưa trẻ đi khám để điều trị từ những giai đoạn đầu nhé. 

Bài viết gần đây