Tiêu chảy ở trẻ em được xem là một trong những bệnh gặp phổ biến ở trẻ nếu không điều trị và chăm sóc đúng cách tình trạng có thể nặng hơn hoặc gây rối loạn tiêu hóa, trẻ biếng ăn và có nguy cơ dẫn đến tử vong nhiều nhất, đặc biệt với các nước đang phát triển như Việt Nam. Để nắm rõ về bệnh tiêu chảy, cách chăm sóc khi trẻ bị tiêu chảy các bậc cha mẹ cùng Pharmakids tìm hiểu bài viết dưới đây và lưu lại những thông tin hữu ích giúp con luôn có sức khỏe tốt nhé.
- Tiêu chảy là tình trạng trẻ đi ngoài phân lỏng và nhiều nước từ 3 lần trở lên trong ngày. Ở trẻ nhỏ, có thể gặp tiêu chảy mãn tính hoặc tiêu chảy cấp tính.
Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ
- Tiêu chảy mạn tính có thời gian kéo dài các triệu chứng trong 4-5 tuần lễ hoặc lâu hơn. Tiêu chảy mạn tính thường do một bệnh hoặc rối loạn kinh niên nào đó gây ra cho trẻ nên có thể tự khỏi hoặc sẽ khỏi sau khi điều trị xong các bệnh lý và rối loạn đó. Khác với tiêu chảy mạn tính, tiêu chảy cấp thường gặp hơn ở trẻ, xảy ra trong một thời gian rất ngắn, có mức độ nguy hiểm đến trẻ nhiều hơn do tình trạng mất nước diễn ra rất nhanh chóng.
- Với những ông bố và bà mẹ có con nhỏ thì việc chăm sóc con bị tiêu chảy không còn là vấn đề xa lạ, vì hầu hết các bé đều đã từng bị tiêu chảy.. Tuy nhiên, để hạn chế tối đa những lần mắc bệnh của con thì nắm rõ những nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy ở trẻ sau đây sẽ góp phần không nhỏ cho quá trình phòng bệnh và chữa bệnh cho con.
Nguyên nhân gây tiêu chảy chủ yếu xuất phát từ việc ăn uống của trẻ
Ngoài ra, tiêu chảy có thể xảy đến với trẻ do một số vấn đề khác như: hệ men tiêu hóa của trẻ chưa ổn định, sức đề kháng và hệ miễn dịch kém hoặc ăn phải những thức ăn lạ,…hoặc bị ảnh hưởng từ một số bệnh lý như: bệnh Celiac, bệnh Crohn,…
- Những biểu hiện của trẻ khi bị tiêu chảy không quá khó để nhận ra. Đầu tiên các trẻ sẽ đi ngoài nhiều lần, có khi liên tục, phân lỏng chủ yếu toàn nước, có mùi hôi tanh khó chịu. Các bé nhỏ sẽ biểu hiện quấy khóc rất nhiều, mệt mỏi, nôn trớ,...Trẻ thường sẽ bị đau quặn thắt bụng, khó chịu vùng quanh rốn,…
Trẻ quấy khóc, khó chịu khi bị tiêu chảy
- Nếu không được đưa đến bệnh viện kịp thời,tình trạng mất nước ở trẻ sẽ diễn ra nhanh chóng ngay sau đó. Phụ thuộc vào số lần đi ngoài nhiều hay ít trong ngày của mỗi bé mà tình trạng mất nước có nhiều mức độ khác nhau. Trẻ bị mất nước thường có những dấu hiệu sau đây: mắt trũng xuống, môi khô, trẻ khát nước nhiều, da nhăn nheo lại, quấy khóc vật vã, nếu nặng hơn sẽ mệt lả và li bì.
- Bù nước và điện giải cho trẻ: Mất nước ở trẻ bị tiêu chảy là hiện tượng xảy ra rất nhanh chóng trong một thời gian ngắn và ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của trẻ. Vì vậy, với trẻ bị tiêu chảy thì bù nước và điện giải thì điều tiên quyết các bậc cha mẹ phải làm ngay cho con.
Bù nước và điện giải là việc quan trọng trước nhất để hạn chế việc mất nước khi trẻ bị tiêu chảy
+ Trong quá trình bù nước và điện giải cho trẻ, cần chú ý pha dung dịch theo đúng liều lượng, tránh pha một cách tùy tiện như nhiều bố mẹ vẫn thường làm. Vì nếu loãng quá sẽ không đủ hàm lượng chất điện giải để bổ sung cho trẻ, còn đặc quá sẽ làm trẻ càng thêm mất nước do nồng độ muối tăng quá cao trong máu.
Tiêu chảy dẫn đến rối loạn các chức năng tiêu hóa ở trẻ nên rất dễ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu dinh dưỡng ở trẻ. Do đó vấn đề bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn bệnh này cũng là điều các cha mẹ cần nắm vững:
Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ khi bị tiêu chảy
Bài viết trên là những kiến thức cơ bản về tiêu chảy và cách chăm sóc khi trẻ bị tiêu chảy. Chúng tôi hy vọng sẽ đem đến những thông tin bổ ích góp phần giúp các bậc cha mẹ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết.