Chăm Sóc Trẻ Bị Viêm Đường Tiết Niệu

Viêm đường tiết niệu là một bệnh nhiễm trùng gặp rất phổ biến không chỉ ở người lớn mà còn thường xảy ra ở trẻ nhỏ, kẻ cả những em bé sơ sinh. Căn bệnh này được thống kê lại là một trong những bệnh nhiễm trùng thường gặp nhất ở trẻ, chỉ đứng sau các bệnh về nhiễm khuẩn đường hô hấp và hệ tiêu hóa. Viêm đường tiết niệu ở trẻ nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho đường tiết niệu và sức khỏe trẻ nhỏ.Vì vậy,hãy tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ những cách chăm sóc và chữa trị viêm đường tiết niệu tối ưu nhất cho trẻ nhé.

 

01-cham-soc-tre-bi-viem-duong-tiet-nieu-nha-thuoc-nhi-khoa            

Viêm đường tiết niệu là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ 

1. Viêm đường tiết niệu là gì?

- Viêm đường tiết niệu (hay nhiễm khuẩn tiết niệu) là tình trạng nhiễm khuẩn của hệ tiết niệu, bao gồm nhiễm khuẩn tiết niệu trên và nhiễm khuẩn tiết niệu dưới. Nhiễm khuẩn tiết niệu trên là tình trạng nhiễm khuẩn tại thận; nhiễm khuẩn tiết niệu dưới là tình trạng viêm đường niệu dưới thận: viêm bàng quang, viêm niệu đạo,…

2. Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu ở trẻ

- Để có những biện pháp chăm sóc trẻ viêm đường tiết niệu tốt nhất, trước hết các bậc bố mẹ cần biết rõ những nguyên nhân và nguy cơ dễ gây nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ như sau:

+ Nguyên nhân rất thường gặp và cũng dễ hiểu nhất ở trẻ, đó là mắc phải các vi khuẩn gây bệnh như: E.coli, Streptococcus, Enterococcus,…

02-cham-soc-tre-bi-viem-duong-tiet-nieu-nha-thuoc-nhi-khoa

Viêm đường tiết niệu gây ra bởi các loại vi khuẩn 

+ Và đương nhiên ở trẻ nhỏ có rất nhiều yếu tố thuận lợi để vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và phát triển gây bệnh trong hệ tiết niệu của trẻ:

→ Một trong những yếu tố đầu tiên dẫn đến nguy cơ gây bệnh cho trẻ là vệ sinh đường tiểu và hậu môn không đúng cách.

→ Với các bé thì hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng yếu hơn rất nhiều so với người lớn.

→ Một số trẻ gặp phải những vấn đề bất thường về đường niệu như: dị dạng đường niệu bẩm sinh, chít hẹp bao quy đầu, tắc nghẽn đường niệu, sỏi thận, sỏi bàng quang,…cũng rất dễ mắc phải nhiễm khuẩn tiết niệu.

→ Thủ thuật sử dụng đặt ống thông tiểu hay một số yếu tố như: thói quen thường nhịn tiểu ở trẻ, tình trạng suy dinh dưỡng, táo bón, ít uống nước,…cũng có thể góp phần gây ra viêm đường tiết niệu ở trẻ.

3. Một số triệu chứng của trẻ khi bị nhiễm khuẩn tiết niệu

- Nhiễm khuẩn tiết niệu mặc dù rất nguy hiểm và dễ gây biến chứng cho trẻ nhưng triệu chứng của bệnh ở trẻ nhỏ thường rất mơ hồ, hoặc thậm chí có thể không biểu hiện triệu chứng gì cho đến khi bị biến chứng.

- Thường gặp ở các bé nhỏ là quấy khóc cả ngày, khó chịu, sốt cao kèm chán ăn và có thể nôn mửa,…

03-cham-soc-tre-bi-viem-duong-tiet-nieu-nha-thuoc-nhi-khoa

Trẻ quấy khóc kèm đau hạ sườn khi bị viêm đường tiết niệu

- Ở các em lớn tuổi hơn một chút có thể gặp một số biểu hiện sau: Sốt cao, đi tiểu nhiều lần, đái rắt, đái buốt; một số bé sẽ có thêm cảm giác đau ở vùng hạ sườn hoặc thắt lưng.

- Các bậc phụ huynh cần quan sát và theo dõi con kỹ hơn nếu có nghi ngờ để phát hiện các triệu chứng kịp thời.

4. Chăm sóc trẻ viêm đường tiết niệu

- Sử dụng kháng sinh cho trẻ 

+  Trẻ bị viêm đường tiết niệu cần phải được đưa ngay đến bệnh viện để tiến hành điều trị bằng kháng sinh sớm và triệt để ngay, tránh các biến chứng nếu để kéo dài.

+  Trẻ sẽ nhanh chóng được xét nghiệm vi học nước tiểu để chẩn đoán bệnh và đề ra các phác đồ điều trị theo kháng sinh đồ phù hợp.

+  Trong quá trình điều trị, tùy theo những chuyển biến và các triệu chứng trên lâm sàng mà trẻ có thể được dùng thuốc kháng sinh dạng tiêm hay dạng uống. Kháng sinh đặc hiệu thích hợp nhất cho loại vi khuẩn mà trẻ mắc phải sẽ được bác sĩ ưu tiên sử dụng. Do đó trong vòng khoảng 2 ngày sau khi dùng kháng sinh, trẻ sẽ dần được hồi phục. 

Vì vậy, việc sử dụng thuốc cho trẻ hoàn toàn phải tuân theo chỉ định của bác sĩ, các phụ huynh không nên tự ý cho trẻ nhiễm khuẩn tiết niệu dùng thuốc kháng sinh tại nhà rất dễ gây nguy hiểm cho tình trạng bệnh của bé và có thể dẫn đến hiện tượng kháng thuốc sau này.

- Giảm đau và hạ sốt cho trẻ

+ Có thể cho trẻ uống kèm theo các thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt cho trẻ như các thuốc chứa Paracetamol, Ibuprofen,...Sau khi dùng thuốc, các triệu chứng này của trẻ sẽ được giảm bớt đáng kể.

- Các phương pháp chăm sóc khác khi trẻ bị viêm đường tiết niệu

+ Kết hợp với việc cho trẻ dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ, một số phương pháp chăm sóc trẻ nhiễm khuẩn tiết niệu đúng cách khác cũng góp phần giúp trẻ mau hồi phục và không gặp phải các biến chứng.

+ Nên chú ý sử dụng các biện pháp an toàn nhất trong việc vệ sinh đường niệu và hậu môn cho trẻ. Sau mỗi lần tiểu tiện hay đại tiện, cần chú ý giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho bé, để tránh các loại vi khuẩn xâm nhập thêm vào cơ thể trẻ làm tình trạng nhiễm trùng sẽ trầm trọng hơn.

04-cham-soc-tre-bi-viem-duong-tiet-nieu-nha-thuoc-nhi-khoa

Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ viêm đường tiết niệu

+ Các bậc cha mẹ nên lưu ý cho trẻ uống nhiều nước hơn trong giai đoạn này, để hệ thống bài tiết của trẻ hoạt động tốt hơn, đẩy nhanh các loại vi khuẩn gây bệnh ra ngoài.

+ Trong các khẩu phần ăn của các bé, cũng cần bổ sung thêm rau củ, hoa quả, tăng cường các thức ăn chứa nhiều dinh dưỡng và vitamin để cải thiện hệ miễn dịch,tăng sức đề kháng cho trẻ.

+ Đặc biệt trong thời gian này,cha mẹ hãy luôn để mắt đến những sinh hoạt và mọi hoạt động vui chơi, vệ sinh của trẻ để tránh trẻ tiếp với những vùng mật độ vi khuẩn cao. Trong trường hợp phát hiện những chuyển biến khác thường của trẻ cần báo ngay với bác sĩ hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời điều trị.

Trên đây là những lưu ý nhỏ về bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ cũng như cách chăm sóc trẻ khi bị viêm đường tiết niệu. Hi vọng mang lại những thông tin bổ ích cho các bậc cha mẹ để có thêm nhiều kinh nghiệm bổ ích trong quá trình chăm sóc con cái.

Cảm ơn vì đã đọc bài viết của chúng tôi.

Bài viết gần đây