Sốt là phản xạ bình thường để bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus…. Cơn sốt có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày nên bố mẹ cần nắm được cách hạ sốt cho trẻ an toàn hiệu quả để bảo vệ sức khỏe con mình. Bài viết dưới đây nhà thuốc Nhi Khoa chia sẻ một sốt phương pháp hạ sốt nhanh cho bé tại nhà.
Khi nào trẻ được coi là bị sốt?
Bình thường cơ thể con có nhiệt độ từ 36,5 độ đến 37,4 độ. Sốt là khi nhiệt đo được ở bé từ 37,5 độ trở lên. Trong 4 vị trí trán, miệng, nách, hậu môn thì kết quả đo ở miệng và hậu môn cho kết quả chính xác nhất tuy nhiên khó thực hiện. Vì vậy nhiệt độ đo được ở trán hoặc nách bé khoảng từ 37,5 độ trở lên được coi là trẻ bị sốt.
Đo nhiệt độ cơ thể cho trẻ
- Khi trẻ bị sốt trên 38,5 độ C, uống thuốc là phương pháp hạ sốt nhanh nhất nên chọn sản phẩm có chứa Paracetamol (ví dụ: thuốc dạng bột gói hapacol, dạng siro: Kidopar..., dạng đặt: efferalgan) hiệu quả hạ sốt nhanh thường sẽ có tác dụng hạ sốt 30 phút sau khi sử dụng. Sau 4-6 tiếng nếu trẻ bị sốt lại có thể tiếp tục sử dụng thuốc, hàm lượng paracetamol tính theo cân nặng của trẻ là 10-15mg/kg cân nặng. Tuy nhiên trẻ không được uống quá 4 lần trong vòng 24h để tránh bị quá liều.
- Vì vậy trong tủ thuốc gia đình bố mẹ nên có sẵn thuốc hạ sốt cho con, lưu ý trước khi sử dụng nhìn hạn dùng và cách sử dụng thuốc cho bé đặc biệt thuốc dạng đặt nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để đảm bảo được chất lượng và dễ sử dụng.
- Trong trường hợp trẻ sốt chưa đến 38,5 độ C và trong khoảng đợi thuốc có tác dụng mẹ có thể cho bé vào phòng kín gió cởi hết quần áo trẻ, dùng khăn nhúng vào nước ấm sau đó vắt hết nước lau khắp người trẻ chú ý vùng nách, vùng bẹn bé khoảng 4-5 lần.
- Sau đó cho trẻ mặc quần áo rộng thoáng để có thể giải tỏa bớt nhiệt giúp trẻ giảm sốt. Để giảm khả năng sốt cao co giật mẹ không nên mặc quá nhiều quần áo cho trẻ hoặc đắp nhiều chăn ủ ấm.
+ Đặt trẻ nằm nghiêng để đờm rãi chảy ra ngoài, không gây tắc đường thở khi trẻ đang có giật.
+ Dùng vật mềm đặt giữa 2 hàm răng để trẻ khỏi cắn phải lưỡi
+ Khi trẻ đang co giật tuyệt đối tránh việc ôm chặt trẻ để ngăn co giật, không được dùng vật cứng để ngang miệng vì sẽ làm tổn thương vùng miệng, không cho trẻ uống bất cứ thứ gì vì có thể làm trẻ khó thở.
+ Khẩn trương liên hệ để đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất và được hướng dẫn cụ thể theo tình trạng đang diễn ra
+ Bổ sung nước: Khi trẻ bị sốt, cơ thể nóng dẫn đến mất nước để cân bằng nhiệt độ cơ thể bé cần uống nước nhiều hơn lượng hàng ngày.
- Với trẻ nhỏ còn bú mẹ: cho trẻ bú nhiều lần hơn và thời gian mối lần bú lâu hơn bình thường, nếu trẻ không tự bú được mẹ nên vắt sữa rồi dùng thìa cho con uống.
- Với trẻ lớn: Có thể cho trẻ uống bất cứ loại nước gì mà trẻ thích, nhất là nước ép trái cây ngoại trừ những loại nước có gas.
+ Bổ sung điện giải: Khi bị sốt mất nước làm mất cân bằng điện giải trong cơ thể và sản phẩm các mom hay được khuyên dùng là Oresol.
Sử dụng miếng dán hạ sốt cho bé
Miếng dán được hoạt động theo cơ chế hấp thu nhiệt sau đó phân tán nhiệt ở vùng da này ra ngoài, giúp hạ nhiệt tại chỗ nhanh chóng, tức thời trong vòng 1-2h không bị tác động bởi bất cứ yếu tố nào. Vì vậy mẹ có thể sử dụng cho con mình kể cả trẻ sơ sinh. Tuy nhiên khi bỏ ra có thể gây đau, mẩm đỏ.
- Dùng nước lạnh, nước đá để lau mát hạ sốt cho trẻ
- Tuyệt đối không nên sử dụng các hoạt chất có tác dụng hạ sốt như aspirin, ibuprofen cho trẻ khi chưa được hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ.
- Bắt trẻ ăn kiêng như chỉ ăn cháo muối hoặc chỉ uống sữa mà không cho trẻ ăn thêm thức ăn khác.
- Trẻ sốt 2 ngày vẫn không giảm khi hết tác dụng của thuốc.
- Trẻ sốt cao trên 40 độ
- Trẻ bị sốt kèm các triệu chứng:
+ Ngủ li bì, lừ đử, khó đánh thức
+ Co giật, tay chân run
+ Có dấu hiệu xuất huyết
+ Trẻ ho, khó thở
+ Trẻ nôn nhiều hoặc tiêu chảy….
Với các cách hạ sốt cho trẻ em trên đây, hi vọng các bậc phụ huynh đã tìm thấy thông tin bổ ích cho gia đình mình.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết!