Biếu hiện của sốt xuất huyết ở trẻ mẹ nên biết

Sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra được coi là một trong những căn bệnh truyền nhiễm phổ biến. Sốt xuất huyết cần được phân biệt với các triệu chứng sốt thông thường ở trẻ để tránh việc dùng thuốc hạ sốt không đúng dẫn đến nguy hiểm đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Sau đây là một số biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ em mà bố mẹ cần chú ý.

1.Nguyên nhân dẫn đến trẻ bị sốt xuất huyết.

01-bieu-hien-cua-sot-xuat-huyet-o-tre-me-nen-biet-nha-thuoc-nhi-khoa

Sốt xuất huyết lây lan qua vật chủ trung gian là muỗi vằn.

- Sốt xuất huyết là một bệnh cấp tính do siêu vi Dengue, virus này thường lây truyền qua vật chủ trung gian là muỗi vằn. Virus gây bệnh  sẽ lây từ người này sang người khác khi bị muỗi đốt. Ở nước ta vào giai đoạn từ tháng 8 đến tháng 11 thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sôi, phát triển dễ gây lan, mẹ cần chú ý nếu con bị sốt trong thời gian này.

- Trẻ có thể bị mắc sốt xuất huyết nhiều lần nếu không được phòng bệnh cẩn thận

2. Biểu hiện của sốt xuất huyết qua từng giai đoạn.

Sốt xuất huyết có thể ủ bệnh từ 3 – 6 ngày (không có biểu hiện), một số trường hợp có thể kéo dài đến 15 ngày. Sau đó bệnh sẽ phát triển theo 3 giai đoạn:

- Giai đoạn sốt:

+ Trẻ sốt cao trên 38,5 độ C và diễn ra đột ngột. Ngoài ra trẻ có thể kèm theo các biểu hiện mệt mỏi, đau đầu, đau họng, đau mắt, đau tay chân. Ở giai đoạn này bé ăn ít, dễ bị nôn trớ và xuất hiện tiêu chảy hoặc phân không thành khuôn.

+ Trong một số trường hợp, trẻ chỉ có biểu hiện sốt mẹ cần theo dõi thêm 1-2 ngày.

Lưu ý mẹ chỉ sử dụng các thuốc chứa hoạt chất Paracetamol để hạ sốt cho bé ví dụ như Hapacol, Falgankid, Efferagan, Kidopar,… https://pharmakids.vn/san-pham/kidopar-1599121419 không được sử dụng các thuốc có chứa Ibuprofen, Aspirin, Analgin,…thông thường như Brufen, Polebufen, Ibupain, Ibulife,… https://pharmakids.vn/san-pham/ibulife-1603519119

- Giai đoạn nguy hiểm

+ Giai đoạn từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 8 trẻ bắt đầu hết sốt và thường có biểu hiện xuất huyết nhẹ như xuất huyết dưới da chảy máu cam, chảy máu chân răng. Tình trạng xuất huyết dưới da có biểu hiện nổi ban đỏ nhiều hình dạng, đôi khi gây ngứa. Ban thường xuất hiện ở mặt trước hai cẳng chân, mặt trong hai cánh tay, bụng, đùi. Để phân biệt với phát ban của sởi hoặc sốt virus, mẹ có thể ấn tay xuống vùng da có chấm đỏ trên cơ thể bé nếu sau khi thả tay ra chấm đỏ xuất hiện lại ngay lập tức thì tình trạng này không phải gây ra bởi sốt xuất huyết.  

+ Một số trường hợp nặng, có thể xảy ra tình trạng xuất huyết nặng hơn như xuất huyết tiêu hóa: đau bụng dữ dội, đi ngoài phân đen hoặc lẫn máu, nước tiểu có màu hồng

02-bieu-hien-cua-sot-xuat-huyet-o-tre-me-nen-biet-nha-thuoc-nhi-khoa

Biểu hiện xuất huyết ở trẻ em bị sốt xuất huyết.

+ Tuy nhiên, ở giai đoạn nguy hiểm, có những trường hợp trẻ sẽ không có biểu hiện xuất huyết ở bên ngoài nên dễ gây ra hiểu lầm là bệnh sốt thông thường. Vì vậy, nếu trẻ có những yếu tố dịch tễ liên quan đến sốt xuất huyết, mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế để xét nghiệm sốt xuất huyết.

+ Trong giai đoạn nguy hiểm khoảng 5% số bệnh nhân có nguy cơ xuất hiện các biến chứng mất máu, thoát huyết tương và xuất huyết nặng như: sốc, hạ huyết áp, suy gan, suy thận

- Giai đoạn phục hồi: Đa phần sốt xuất huyết ở trẻ đều có khả năng tự hồi phục. Sau khoảng 1 tuần, trẻ bắt đầu hết sốt, ăn uống trở lại như bình thường.

3. Điều trị bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em như sau:

Bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc đặc trị cũng như vaccine phòng bệnh, chủ yếu là điều trị triệu chứng:

- Sốt:

+ Sử dụng thuốc chứa hoạt chất Paracetamol ( ví dụ Hapacol, Efferagan, Kidopar…) liều 10 – 15 mg/kg/lần cách nhau 4 - 6 giờ.

03-bieu-hien-cua-sot-xuat-huyet-o-tre-me-nen-biet-nha-thuoc-nhi-khoa

 + Không được dùng các thuốc chứa hoạt chất Ibuprofen, Aspirin, Analgin (như Brufen, Polebufen, Ibupain, Ibulife…) để hạ nhiệt vì có thể gây xuất huyết, toan máu.

- Bù nước

+ Trẻ còn bú mẹ nên cho bé bú nhiều lần và thời gian lâu hơn bình thường.

+ Với trẻ lớn có thể cho trẻ uống nước trái cây ( nước dừa, nước cam…). Lưu ý mẹ không nên cho bé uống nước có màu đỏ hoặc đen dễ gây nhầm lẫn trong biểu hiện trẻ đi ngoài phân đen, hoặc nước tiểu có màu hồng.

- Bù điện giải:

Mẹ nên bổ sung cho con bằng dung dịch Oresol đặc biệt những ngày đầu khi trẻ bị sốt

+ Pha gói bột, viên sủi với một lượng nước đun sôi để nguội được ghi trên bao bì sản phẩm.

+ Sau khi đã hòa tan hoàn toàn có thể sử dụng ngay và dung dịch chỉ nên để trong vòng 24 giờ sau pha. 

+ Nên cho trẻ uống từng lượng nhỏ đối với bé dưới 2 tuổi tính bằng thìa cafe mỗi thìa 5ml cách nhau 1-2 phút, còn trẻ lớn cho uống từng ngụm.

- Bổ sung chất dinh dưỡng

+ Trong 2 giai đoạn đầu trẻ ăn khó mẹ nên chia nhỏ bữa ăn hàng ngày cho con và dùng thực phẩm dễ tiêu hóa như cháo, súp,….

+ Trong giai đoạn phục hồi mẹ có thể cho bé ăn như bình thường

Lưu ý cần tránh những thực phẩm làm thay đổi màu phân của trẻ như tiết, gan,…

4. Cách phòng bệnh sốt xuất huyết

- Cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy

+ Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy

+ Dùng bình xịt diệt muỗi,kem xua muỗi

- Phòng chống muỗi đốt:

+ Mặc quần áo dài tay

+ Ngủ trong màn kể cả ban ngày

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết!  

Bài viết gần đây