Bảo vệ thị lực cho trẻ

Trẻ em là đối tượng cần được quan tâm nhất bởi trẻ đang ở giai đoạn phát triển và chưa có ý thức tự bảo vệ và chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe đôi mắt.Có đến gần 5 triệu trẻ đang trong độ tuổi đi học mắc tật khúc xạ, và hơn 2 triệu trẻ trong số đó bị cận thị, gây nhiều cản trở đến việc học tập và sinh hoạt thường ngày. Chính vì thế, các bậc cha mẹ cần có các biện pháp để bảo vệ và chăm sóc con cái, đặc biệt là sức khỏe đôi mắt. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin cần thiết nhất về bảo vệ thị lực cho trẻ mà các bậc cha mẹ cần biết.

1. Nguyên nhân gây giảm thị lực ở trẻ

Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân gây giảm thị lực ở trẻ em. Một trong số đó phải kể đến các nguyên nhân tiêu biểu như sau:

+ Trẻ em suy giảm thị lực do bẩm sinh: gia đình có người bị các vấn đề về mắt hoặc trong giai đoạn còn trong bụng mẹ, thai nhi bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, rất có khả năng trẻ sinh ra cũng mắc các vấn đề về mắt

+ Chế độ ăn thiếu chất dinh dưỡng cũng là một trong những nguyên nhân khiến thị lực của trẻ bị suy giảm

+ Ngoài ra, nếu trẻ học tập hoặc đọc sách sai tư thế hay trong điều kiện môi trường thiếu ánh sáng, trẻ cũng rất dễ bị suy giảm thị lực

+ Đặc biệt, ngày nay, có rất nhiều trẻ em tiếp xúc với các thiết bị công nghệ, tivi từ rất sớm và với tần suất thường xuyên, rất có khả năng sẽ bị ảnh hưởng tới thị lực của trẻ.

01-bao-ve-thi-luc-cho-tre-nha-thuoc-nhi-khoa

2. Các biện pháp bảo vệ thị lực cho trẻ

- Những năm trở lại đây, với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, trẻ em được tiếp xúc rất sớm với các thiết bị công nghệ như tivi, điện thoại nên các vấn đề về thị lực của trẻ ngày càng được quan tâm.

- Các bậc cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau để bảo vệ thị lực cho trẻ:

+ Điều chỉnh chế độ ăn cho trẻ:

+ Bổ sung đủ các chất dinh dưỡng cho bé như Vitamin A (có trong chuối chín, dầu cá,...)

+ Cho trẻ ăn đầy đủ rau xanh, hoa quả (kiwi, bông cải xanh, đậu, cam, ngô, xoài, nho…) để phòng chống một vài bệnh về mắt như thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể,... gây suy giảm thị lực.

+ Bổ sung kẽm (gà tây, hàu…) và các thực phẩm giàu đạm (như cá ngừ cá hồi, trứng…), thực phẩm chứa acid béo và omega 3...

 

Những thực phẩm tốt cho đôi mắt của bé

+ Ngoài chế độ ăn, các mẹ nên đảm bảo nguồn ánh sáng đầy đủ xung quanh trẻ, cho trẻ chơi ở nơi có ánh sáng đầy đủ. Khi trẻ học tập cần tập cho trẻ thói quen học ở nơi có ánh sáng để không phải căng mắt nhìn.

+ Cùng với chế độ ăn, cha mẹ nên cho trẻ tăng cường hoạt động thể lực để trẻ phát triển sức khỏe một cách toàn diện. Nếu hoạt động thể dục thể thao, bạn hãy trang bị cho trẻ đầy đủ các dụng cụ bảo vệ an toàn và cần thiết.

+ Ngoài ra, tia UV cũng là một trong những tác nhân quan trọng gây ảnh hưởng đến thị lực của trẻ nên bố mẹ hãy bảo vệ trẻ khỏi các tác động xấu của tia UV bằng cách hạn chế cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng vào các khoảng thời gian từ 10h sáng đến 3 giờ chiều, nếu bắt buộc phải ra ngoài, hãy cho trẻ đội mũ rộng vành, đeo kính mát cẩn thận.

+ Cha mẹ hãy hạn chế cho con tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị vô tuyến, điện thoại thông minh. Không nên để mắt trẻ tiếp xúc quá gần với sách vở hoặc tivi, điện thoại, cha mẹ hãy đảm bảo cho mắt trẻ được nghỉ ít nhất 5 phút mỗi giờ.

+ Hãy thường xuyên cho trẻ đi khám mắt để được tư vấn và có các biện pháp phòng tránh cận thị sớm ở trẻ nhỏ.

Bố mẹ hãy cho trẻ đi kiểm tra thị lực định kỳ

+ Có một vài thời điểm quan trọng đối với trẻ nhỏ để kiểm tra sức khỏe về mắt là sáu tháng tuổi, 3 tuổi, và khi bắt đầu đi học. Sau đó cha mẹ hãy thường xuyên đưa trẻ đi khám định kỳ để phát hiện kịp thời các vấn đề về mắt, đặc biệt đối với những trẻ mà gia đình có tiền sử các bệnh về mắt.

3. Các biện pháp tăng cường thị lực cho trẻ

Bên cạnh các biện pháp bảo vệ thị lực cho trẻ, các mẹ cũng cần tham khảo thêm các biện pháp tăng cường thị lực cho trẻ:

- Đối với những trẻ nhỏ hơn 3 tuổi:

→ Bố mẹ hãy để trẻ bò ở một không gian rộng để trẻ luyện khả năng phối hợp nhịp nhàng giữa tay và mắt. Bố mẹ có thể di chuyển quanh con để luyện cho trẻ thay đổi hướng nhìn một cách linh hoạt. Có thể cho trẻ quan sát các đồ vật đơn giản ở khoảng cách hợp lý để luyện cho trẻ khả năng quan sát cũng như tư duy.

- Đối với trẻ lớn hơn 4 tuổi:

→ Bố mẹ hãy cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi và tập luyện ngoài trời để luyện cho trẻ khả năng phối hợp nhịp nhàng giữa tay và mắt. Cho trẻ chơi các trò chơi phát huy khả năng tập trung quan sát và hướng dẫn bé vẽ các đồ vật đơn giản quan sát được xung quanh. Đồng thời tập cho trẻ khả năng nhìn xa ở khoảng không gian rộng mỗi ngày vài phút. Hình thành cho trẻ thói quen thư giãn mắt ít nhất 5 phút mỗi giờ khi học tập hoặc xem tivi, điện thoại.

Hãy hình thành cho trẻ thói quen ngồi học đúng tư thế

4. Cha mẹ nên làm gì khi thị lực trẻ gặp vấn đề

- Nếu trẻ bị một vật lạ hoặc có hóa chất bắn vào mắt, mẹ hãy vệ sinh mắt cho trẻ cẩn thận và kiểm tra thật kĩ mắt trẻ. Nếu mắt trẻ bị chảy máu hoặc đau nhức, mẹ hãy đưa ngay trẻ đến trung tâm y tế để kiểm tra và chữa trị kịp thời.

- Các mẹ hãy để ý các triệu chứng về mắt của trẻ, nhất là với những trẻ dưới 3 tuổi, các bé không tự chăm sóc được bản thân. Nếu bé liên tục dụi mắt hoặc quấy khóc, mệt mỏi, mẹ hãy quan sát kĩ mắt trẻ. Nếu các triệu chứng nghiêm trọng, hãy đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám và chữa trị.

Cha mẹ nên làm gì khi bé hay dui mắt

- Nếu thị lực của trẻ giảm với các biểu hiện như khả năng nhìn xa kém, bé hay nheo mắt khi quan sát, khi xem ti vi hoặc điện thoại; khi học hoặc đọc sách, truyện bé thường cúi thấp và nhìn gần..., bạn hãy đưa trẻ đến bệnh viện mắt để khám và có hướng điều trị kịp thời.

Ngày nay, tỉ lệ trẻ bị các vấn đề về thị lực ngày càng gia tăng ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của trẻ, làm hoạt động của trẻ bớt nhanh nhạy. Để bảo vệ thị lực cho trẻ, các mẹ hãy trang bị cho mình đầy đủ các kiến thức cần thiết để chăm sóc con và cho con có một sức khỏe tốt cả về thể chất lẫn tinh thần.

Bài viết gần đây